Tác dụng của cây đinh lăng (Thần dược của Việt Nam) | Muabandacsan.net

Gần đây tác dụng của cây đinh lăng được các nhà nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng chúng có nhiều công dụng hơn chúng ta thường nghĩ.

Cây đinh lăng: Còn có tên gọi khác là “nam dương sâm” đây là một loài cây nhỏ thường được trồng làm cảnh, làm gia vị hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Nếu như thường ngày tác dụng của cây đinh lăng chỉ để lấy lá ăn với gỏi cá thì giờ đây các bộ phận khác của cây đinh lăng như thân đinh lăng, lá đinh lăng và rễ đing lăng cũng được khai thác triệt để.

Ở mỗi bộ phận của cây đinh lăng thì tác dụng  lại khác nhau. Cùng muabandacsan.net tìm hiểu kĩ hơn về những tác dụng của đinh lăng nhé

Tác dụng của cây đinh lăng và rễ đing lăng
Tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe

Tác dụng của rễ cây đinh lăng:

  • Tác dụng của cây đinh lăng cũng gần giống với tác dụng của nhân sâm vậy.
  • Rễ cây đinh lăng thường có vị hơi đắng. Người ta thường đào rễ cây đinh lăng lên rồi mang đi rửa để khô.. Rễ đinh lăng được ví như nhân sâm của Việt Nam mà giá cả thì lại rất rẻ.
  • Rễ cây đinh lăng có thể đem phơi khô rồi chặt nhỏ mang đi sao cho vàng rồi hãm nước uống. Cách này có thể chữa được bệnh ho. Mỗi lần chỉ nên dùng từ 15g không nên dùng nhiều.
  • Rễ cây đinh lăng dùng để ngâm rượu giúp tăng trí nhớ, tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi giúp cơ thể khỏe mạnh dẻo dai hơn.
  • Rễ đinh lăng còn có tác dụng chữa thiếu máu, giúp giải độc, bồi bổ khí huyết, trị thoái hóa đốt sống lưng, chữa đau xương khớp.

Rượu đinh lăng là một loại đặc sản Sapa nổi tiếng, bạn có thể tìm hiểu thêm tác dụng thần kì của rượu đinh lăng với sức khỏe

Tác dụng của lá và thân cây đinh lăng:

Mọi người thường thấy tác dụng của cây đinh lăng là từ lá cây đinh lăng để ăn sống. Nhưng ngoài tác dụng là 1 loại rau gia vị đinh lăng còn có nhiều tác dụng khác như:

Đinh lăng có tác dụng chữa bệnh cảm và sốt ho, khi bị mụn nhọt ta giã nát lá ra và đắp vào vết thương để giảm sưng tấy.

Tác dụng của cây đinh lăng để thanh nhiệt, loại trừ các độc tố, chữa bệnh dị ứng và mẩn ngứa.

Thân cây đinh lăng giúp chữa phong thấp, tê nhức chân tay, đau nhức lưng gối.

Tác dụng của cây đinh lăng khi kết hợp với các vị thuốc như cây cúc tần, cam thảo dây, rễ cây xấu hổ còn giúp chữa bệnh gút.

Ta có thể thấy được các tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe nhưng các bác sỹ cũng đã đưa ra lời khuyên cho mọi người chỉ nên dùng đúng liều lượng không nên dùng quá nhiều.

Nếu sử dụng với liều lượng lớn thì sẽ gây ra nhiều triệu chứng như choáng váng, mệt mỏi, nôn mửa.

Mọi người cần tìm hiểu kĩ tác dụng của cây đinh lăng để chữa cho đúng bệnh và sử dụng đúng liều lượng. Đối với các bệnh nghiêm trọng thì nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ Đông y.

Tác dụng của hoa cây đinh lăng:

Hoa đinh lăng cũng là 1 bộ phận tuyệt vời trên cây đinh lăng với nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Nhưng đa số mọi người chỉ biết đến tác dụng của cây đinh lăng, và tác dụng của rễ đing lăng.

Hoa của cây đinh lăng có màu xanh nhạt, rất nhỏ mọc thành cụm. Nụ hoa đinh lăng cũng có thể dùng để ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe

Bài viết này mình xin dừng lại ở đây.

Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe và sẽ áp dụng được các lợi ích mà cây đinh lăng mang lại cho bản thân và những người mình yêu quý.