Tìm hiểu chi tiết về cây thuốc Sa nhân
Cây sa nhân – đây có lẽ là từ khóa xuất hiện trong đầu rất nhiều các bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh như đầy hơi, khó tiêu, sâu răng…muốn sử dụng cây thuốc này điều trị các bệnh lý mình đang mắc phải.
Ngày hôm nay chúng tôi sẽ gửi tới các bạn những thông tin chi tiết về loài cây thuốc này nhé!
Nội dung bài viết
Tổng quan về cây thuốc Sa Nhân
Sa Nhân hay còn được mọi người gọi với cái tên khác là Súc Sa Mật, Xuân Sa, Sa Ngần thuộc họ nhà Gừng. Loại cây này có chức năng được sử dụng như một vị thuốc để chữa các căn bệnh như đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng, đau bụng…Trong Đông y, Sa Nhân có vị hơi cay nhưng mùi hương lại rất thơm được quy vào kinh Tỳ, Vị và Thận.
Đây là một loài cây Thân Thảo, nếu nhìn qua có thể nhầm lẫn với cây Riềng nhưng rễ cây không phát triển thành củ mà chỉ mọc bò lan dưới lớp đất mỏng hoặc có thể trồi lên trên mặt đất. Khi trưởng thành, loài cây Thân Thảo này có chiều cao lên tới khoảng 2 – 3m.
Lá cây có màu xanh thẫm, mọc so le nhau, mặt lá nhẵn bóng có kích thước lớn lên tới 4 – 7cm với chiều rộng và chiều dài là 15 – 35cm. Hoa Sa Nhân có màu trắng, có những đốm tím trên cánh hoa và được mọc thành chùm. Quả Sa Nhân thường có hình tròn hoặc hình quả trứng thon dài, bên trong mỗi quả thường có 3 ô, mỗi ô có 3 hạt màu nâu sẫm và có mùi hương đặc trưng của loài cây thuốc này này.
Phân bố
Loại cây Sa Nhân này thường mọc hoang tại các vùng núi rừng, dưới các tán cây lớn. Trên Thế Giới, chúng ta có thể bắt gặp loại cây này ở rất nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc,…và đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia,…
Ở Việt Nam, cây Sa Nhân thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung như Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình hay các tỉnh thành ở Tây Nguyên như Đắc Nông,…
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến, bảo quản
Bộ phận sử dụng: Quả Sa Nhân. Bởi trong quả sa nhân chứa rất nhiều hoạt chất để làm các bài thuốc chữa bệnh. Trong Đông Y, người ta thường sử dụng Sa nhân tím và Sa nhân xanh để làm thuốc.
Thu hái: Thông thường người ta thường thu hái Sa nhân vào những ngày giữa mùa hè khoảng từ tháng 7 – 8. Lúc đó thời tiết khô ráo và không ẩm ướt.
Chế biến: Sau khi được thu hoạch thì sẽ được đem đi phơi hoặc sấy khô để đảm bảo chất lượng hạt. Nhiệt độ lý tưởng để sấy hoặc phơi khô rơi vào khoảng từ 40 – 50 độ C. Thông thường người ta sẽ phơi hoặc sấy luôn cả vỏ quả Sa nhân.
Bảo quản: Để có thể giữ Sa nhân được lâu, người ta thường dự trữ Sa nhân ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thường được đặt trong bao bì và đậy kín nắp để tránh mối mọt.
Các bài thuốc có chứa Sa nhân
Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, táo bón: Bài thuốc này gồm các thành phần như Sa nhân, Sơn trà, Gạo tẻ, Cháy cơm, Kê nội kim, Thần khúc, Hạt sen.
Điều trị thai nghén: thường sử dụng để cho vào cháo. Bên cạnh đó cũng là một thành phần của một món ăn. Sa nhân thường được cho vào trong bụng cá Diếc cùng với hành, gia vị và gừng tươi sau đó mang đi nấu như. Những bài thuốc sẽ giảm tình trạng nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, chân tay rã rời, thai nghén…ở phụ nữ mang thai.
Trị tiêu chảy: Được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh bao gồm các vị Sa nhân, Can khương, Vỏ quýt, Nhục quế, Vỏ rụt, Tục đoạn, Phá cố, Củ mài và Bổ chính sâm đen tán bột và trộn chung. Sau đó hòa tan với nước và uống.
Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng: Các thành phần bao gồm Sa nhân, Mộc hương, Bột sắn sau khi đã được tán bột sẽ pha với một lượng nước vừa đủ và thêm đường cát và nấu cháo ăn mỗi hàng sẽ hỗ trợ cho việc điều trị viêm đại tràng.
Ngoài ra, Sa nhân còn được sử dụng như một vị thuốc để hỗ trợ điều trị các căn bệnh như viêm loét dạ dày, đau nhức răng…
Trên đây là một số thông tin về cây thuốc Sa nhân. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ có thêm thông tin và kinh nghiệm để có thể sử dụng thật tốt cây thuốc này nhé!