Mộc nhĩ là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và đồng thời cũng là một vị thuốc quý. Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, cũng như cách sử dụng vô cùng linh hoạt.
Mộc nhĩ có thể chế biến thành thức ăn cũng có thể làm thành phần thuốc, mộc nhĩ trở thành sản phẩm được nhiều người lựa chọn cho cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về mộc nhĩ và tác dụng của mộc nhĩ trong đời sống hàng ngày.
Nội dung bài viết
Cấu tạo sinh học và nguồn gốc của tên gọi mộc nhĩ
Mộc nhĩ có tên gọi khoa học là học là Auricularia auricula, thực chất đây là một loại nấm với tên gọi thông thường là nấm mèo, nấm tai mèo.
Với hình dạng giống cái tai của con mèo, với cấu tạo sinh học khi nhìn qua kính hiển vi thì mộc nhĩ có cấu tạo như sau: “mặt không sinh sản ở phía trên, hầu như nhẵn đến phủ lông nâu, mô nấm chất keo và mặt sinh sản nhẵn hay nhăn theo nhiều hay ít, phủ lớp phấn trắng do bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành.
Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo. Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm. Thịt nấm dày 1-3mm” Trích dẫn theo tạp chí khoa học và sức khỏe.
Mộc nhĩ xuất hiện chủ yếu trên cây gỗ mục ẩm ướt, với hình dáng bên ngoài `giống tai người vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ). Ngày nay người ta cũng tiến hành trồng mộc nhĩ trên thân của một vài loại cây lấy gỗ để tăng thêm hiệu quả kinh tế. Mộc nhĩ thường được thu hoạch vào hai mùa là mùa hè và mùa thu.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của mộc nhĩ
Mộc nhĩ có chứa nhiều protein, chất khoáng và vitamin. Trong 100g mộc nhĩ có chứa 10,6g protein; 0,2g lipit; 65,5g glucose; 201mg canxi; 185mg photpho; 185mg sắt; 0,03 mg caroten; 0,15mg vitamin B1; 0,55mg vitamin B2; 2,7mg vitamin B3.
Mộc nhĩ chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Cách ăn mộc nhĩ rất đơn giản, chỉ cần ngâm nước, xào nấu kỹ lưỡng là có thể có được món ăn ngon, hoặc sử dụng đúng liều lượng cùng kết hợp với một vài vị thuốc đi kèm là có thể ra bài thuốc chữa trị một số bệnh phổ biến.
Xem thêm: Thịt lợn gác bếp SaPa, Thịt trâu gác bếp Sa Pa
Công dụng trị bệnh của mộc nhĩ đối với sức khỏe người dùng
Nấm mèo là một trong những vị thuốc có tác dụng chữa bệnh trong đông y bởi đặc tính bình, với công dụng làm mát máu, cầm máu khi bị thương.
Dùng là vị thuốc chữa các bệnh về máu, kiết lị, hay các bệnh về thận như đái dắt, đái ra máu, bồi bổ khí lực cho ai mới bệnh dậy.
Công dụng của mộc nhĩ và cách chế biến mộc nhĩ sao cho hiệu quả:
- Dùng cho ai bị mỡ máu cao, giảm nguy cơ nghẽn mạch: Thành phần gồm mộc nhĩ, thịt lợn mạc, táo tàu và gừng. Dùng 6 chén nước đổ vảo ấm sắc, canh đến khi nước cạn còn khoảng 2 chén, nêm nếm một chút gia vị, rồi ăn như ăn canh, nhưng chú ý ngày chỉ dùng 1 lần, ăn liên tục mỗi ngày.
- Chữa chứng ho khạc ra máu: Nấm mèo là vị thuốc chính, mang nấu nhừ với đường phèn, hoặc có thể xào ăn như món ăn hàng ngày.
Xem thêm: Đặc sản miến dong phia đén Cao Bằng
Mộc nhĩ là vị thuốc chữa nhiều bệnh
- Chữa chứng đi ngoài ra máu: Nấm mèo sao vàng hạ thổ, xay nhuyễn uống hàng ngày.
- Chữa bệnh về huyết áp: sử dụng 10 g mộc nhĩ và ngân nhĩ, nấu cùng đường phèn, dùng trước khi đi ngủ, kiên trì dùng sẽ nhanh hiệu quả.
- Chữa trĩ : Nấu nhừ nấm mèo và quả hồng khô để ăn, ăn lúc còn nóng và có thể nấu cùng đường phèn. Với tính bình, nấm mèo sẽ làm cơ thể dịu đi, giúp búi trĩ nhanh chóng nhỏ lại.
- Chữa kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết: Nấm mèo (30g), đường cát (15g). Nấm mèo xào bằng lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.
- Chữa đại tiện khó: Nấm mèo (30g), hải sâm (30g), phèo lợn (200g). Sau khi rửa sach phèo, cắt ra từng đoạn nhỏ, bỏ chung với nấm mèo và hải sâm, nấu chín thì nêm gia vị vừa dùng.
- Chữa bệnh về mạch máu và các chứng đông máu: Dưa chuột (150g) rửa sạch, xắt lát vừa dùng.Mộc nhĩ , nấm tuyết đem ngâm nở, sau đó đem rửa sạch rồi xé nhỏ. Nấm nấu sơ qua nước sôi sau đó vớt ra, nhanh chóng ngâm vào nước lạnh rồi vớt lên để ráo nước. Tiếp nó mang ra xào chung với dưa chuột, nêm gia vị vừa dùng.
Để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng , cần lưu ý không ngâm nấm mèo khô với nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, tuyệt đối không được ăn nấm mèo tươi khi chưa qua chế biến.
Tuyệt đối không dùng mộc nhĩ cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, hay người có ý định mang thai.
Trên đây là bài viết về cấu tạo, giá trị dinh dưỡng cũng như công dụng của mộc nhĩ đối với sức khỏe con người, hi vọng sẽ mang lại cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức về loài nấm này để dễ dàng sử dụng hơn trong bữa ăn hàng ngày hoặc là bài thuốc hay để chữa bệnh.
Hãy cùng xem thêm những bài viết bổ ích về các loại đặc sản Sapa nhé.